XÂM NHẬP MẶN VÀ GIẢI PHÁP CANH TÁC TRÊN VÙNG ĐẤT NHIỄM MẶN
Xâm nhập mặn là một vấn đề trở ngại lớn cho sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh ĐBSCL và n=đang ngày càng nghiêm trọng. Theo ông Đặng Văn Dũng, giám đốc Trung tâm khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, những thông số diễn biến đang báo hiệu mùa khô hạn 2015-2016 sẽ nghiêm trọng hơn các năm trước và mặn có thể lấn sâu 50 - 80 km.
Khi nước bị nhiễm mặn sẽ ảnh hưởng đến đến:
- Sự hút nước của cây: nước nhiễm mặn làm nồng độ chất khoáng trong nước cao hơn trong cây, áp suất thẩm thấu sẽ theo hướng từ cây ra ngoài dung dịch đất, làm cho cây không hút được nước trong đất mà còn bị mất nước vào đất. Do vậy cây sẽ bị mất nước sinh lý, cây héo và nặng sẽ chết.
- Quá trình tổng hợp xytokinin bị ngừng, ảnh hưởng đến sinh trưởng của các bộ phận trong cây, cây còi cọc và héo rũ.
- Sức hút dinh dưỡng của rễ cây bị ức chế, làm cho cây thiếu dinh dưỡng, làm cho cây thiếu dinh dưỡng mặc dù trong đất có thể không thiếu.
- Quá trình vận chuyển các chất hữu cơ sau khi quang hợp, đồng hoá trong mạch libe bị kìm hãm nên các chất hữu cơ không đi vào cơ quan dự trữ mà tích luỹ ngay trong lá.
- Sự dư thừa các ion Natri và clor trong đất làm rối loạn tính thấm của màng tế bào dẫn đến ức chế sinh trưởng của cây.
Giải pháp canh tác và bón phân trong vùng nhiễm mặn:
- Bố trí mùa vụ hợp lý, né mặn.
- Dùng giống chịu mặn.
- Củng cố hệ thống bờ bọng hợp lý nhắm mục đích ngăn nước mặn tràn vào, thấm sâu.
- Dự trữ nước ngọt trong các hồ ao (nếu có) hoặc các giếng nước ngọt để tưới và rửa mặn.
- Nếu phải cày thì áp dụng cày sâu (nhưng không lật), xới xáo nhiều lần để cắt đứt mạch mao dẫn, như vậy sẽ hạn chế được nước ngầm bốc hơi, mang muối đi theo từ dưới lên bề mặt ruộng gây mặn.
- Tăng cường cung cấp kali và silic nhằm làm nồng độ ion K+ trong cây để tăng tính đối kháng, từ đó hạn chế sự thu hút Na+ và CL- vào cây đặc biệt bằng cách sử dụng phân bón qua lá.
Phân bón Silicon 23 có chứa silic ở dạng SIO4 nên cây rất rễ hấp thu và hiệu quả cực cao. Ngoài ra còn có Mg và Ca là hai ion dương sẽ bổ trợ để hạn chế xâm nhập Natri ở nước mặn vào cây.
Phân bón lá NutriGrain có hàm lượng kali và silic cực cao rất thích hợp để ngăn ngừa, chống lại sự xâm nhập Natri trong nước mặn gây hại cho cây.
Sử dụng phân bón Silicon 23 và NutriGrain (5-2-30-30+TE) có khả năng ngăn ngừa và chống lại sự xâm nhập của các ion gây hại như natri, sắt, mangan và nhôm vào cây trồng, tạo ra nhóm enzyme ngăn cản sự phát sinh gốc tự do (antioxidant enzyme). Từ đó giúp ngăn chặn sự phá hoại của các gốc tự do đối với tế bào cây trồng.
Sử dụng phân bón Silicon 23 và NutriGrain (5-2-30-30+TE) sẽ giúp điều chỉnh các chất dinh dưỡng bằng cách kích thích cho cây tạo a xít béo không no ở tỷ lệ phù hợp giúp cho quá trình vận chuyển nước vào cây hiệu quả hơn, giúp cây chống lại mặn một cách hiệu quả hơn.
Silicon 23 và NutriGrain (5-2-30-30+TE) đã có mặt trên thị trường, là giải pháp có hiệu quả cho canh tác trên vùng đất nhiễm mặn.